Khi những cơn gió heo may đã ngừng thổi, con đường chỉ còn xao xác những chiếc lá vàng rơi, những thân cây bắt đầu khẳng khiu với những cành trơ trọi thì mùa đông đã về: Dường như ai đi ngang cửa/Gió mùa đông bắc se lòng.
Những ngày này ra đường bắt gặp ai cũng “lụ xụ” trong những chiếc áo khoác dày, những chiếc khăn quàng cổ và cả những đôi gang tay ấm… đã không còn lạ. Mùa đông đã về. Tuy mới là chớm đông nhưng dường như ai cũng cảm nhận được sự khác biệt với tiết trời trong mát của mùa thu. Có người tiếc nuối mùa thu cố ngắm lại những con đường còn phủ đầy lá vàng hay ít nhất đứng bên mặt hồ để nhìn sắc thu còn vương lại trong bầu trời xanh ngắt.
Nếu mùa thu gợi cho chúng ta về một nỗi buồn nhẹ nhàng như gió thoảng thì mùa đông lại khiến ai đó cũng phải run rẩy, phải buồn đến tái tê trong những ngày đông cô đơn. Chính vì vậy mà trong những ngày đông dường như ai cũng muốn nhanh chân về với tổ ấm của mình không chỉ để tránh rét mà còn là để tìm đến hơi ấm của tình cảm gia đình. Không ai lại không muốn có cảm giác được sum vầy bên mâm cơm gia đình trong ngày giá lạnh ấy. Thế nhưng dường như trong tiềm thức của mỗi con người mùa đông không gợi cho người ta niềm ham thích.
Có một chiều đông, tôi hối hả về thăm quê trên con đường hun hút gió lạnh. Bờ đê dài với những vạt cỏ đã ngả màu úa vì cái lạnh của mùa đông. Con đường vắng chỉ lác đác những bóng người hối hả. Những vạt nắng còn rơi rớt lại và ánh sáng của buổi hoàng hôn rực lửa một góc trời. Đâu đây những làn khói bếp lan tỏa, bảng lảng trong không khí của buổi chiều tà. Không hiểu sao cái mùi khói bếp ấy khiến nhiều người nhớ đến thế. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Khói bếp của ngày mùa đông càng nồng đượm hơn.
Và còn có một con người lại nhớ mùa đông, nhớ đến da diết, khao khát “Làm sao về được mùa đông” và tự đánh lừa cảm giác của mình “Vờ như mùa đông đã về”. Người nghệ sỹ ấy chính là nhạc sỹ Phú Quang.
Những ngày này ra đường bắt gặp ai cũng “lụ xụ” trong những chiếc áo khoác dày, những chiếc khăn quàng cổ và cả những đôi gang tay ấm… đã không còn lạ. Mùa đông đã về. Tuy mới là chớm đông nhưng dường như ai cũng cảm nhận được sự khác biệt với tiết trời trong mát của mùa thu. Có người tiếc nuối mùa thu cố ngắm lại những con đường còn phủ đầy lá vàng hay ít nhất đứng bên mặt hồ để nhìn sắc thu còn vương lại trong bầu trời xanh ngắt.
Nếu mùa thu gợi cho chúng ta về một nỗi buồn nhẹ nhàng như gió thoảng thì mùa đông lại khiến ai đó cũng phải run rẩy, phải buồn đến tái tê trong những ngày đông cô đơn. Chính vì vậy mà trong những ngày đông dường như ai cũng muốn nhanh chân về với tổ ấm của mình không chỉ để tránh rét mà còn là để tìm đến hơi ấm của tình cảm gia đình. Không ai lại không muốn có cảm giác được sum vầy bên mâm cơm gia đình trong ngày giá lạnh ấy. Thế nhưng dường như trong tiềm thức của mỗi con người mùa đông không gợi cho người ta niềm ham thích.
Có một chiều đông, tôi hối hả về thăm quê trên con đường hun hút gió lạnh. Bờ đê dài với những vạt cỏ đã ngả màu úa vì cái lạnh của mùa đông. Con đường vắng chỉ lác đác những bóng người hối hả. Những vạt nắng còn rơi rớt lại và ánh sáng của buổi hoàng hôn rực lửa một góc trời. Đâu đây những làn khói bếp lan tỏa, bảng lảng trong không khí của buổi chiều tà. Không hiểu sao cái mùi khói bếp ấy khiến nhiều người nhớ đến thế. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Khói bếp của ngày mùa đông càng nồng đượm hơn.
Và còn có một con người lại nhớ mùa đông, nhớ đến da diết, khao khát “Làm sao về được mùa đông” và tự đánh lừa cảm giác của mình “Vờ như mùa đông đã về”. Người nghệ sỹ ấy chính là nhạc sỹ Phú Quang.
From: 24h
Nỗi nhớ mùa đông
Nhạc sĩ: Phú Quang
Phỏng thơ: Thảo Phương
Ca sĩ: Phương Thảo
Dường như ai đi ngang cửa,
Gió mùa đông bắc se lòng
Chút lá thu vàng đã rụng
Chiều nay cũng bỏ ta đi.
Nằm nghe xôn xao tiếng đời
Mà ngỡ ai đó nói cười
Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy
Giờ đây cũng bỏ ta đi.
Làm sao về được mùa Đông
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Làm sao về được mùa Đông
Để nghe chuông chiều xa vắng
Thôi đành ru lòng mình vậy
Vờ như mùa đông đã về.
......................
Post a Comment
Post a Comment