Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » Canon In D

Gửi tặng một người bạn:


Nhạc cổ điển - chỉ nhắc đến thôi là nhiều người đã tỏ ra “nản chí” bởi cho rằng đó là cái gì đó thật cao siêu và xa xôi vời vợi. Quan điểm ấy không hẳn đúng đắn! Để lấy dẫn chứng, tôi muốn được chia sẻ với các bạn một bản nhạc cực kỳ dễ nghe, cực kỳ quen thuộc mà chắc hẳn, nhiều bạn đã tình cờ nghe thấy nhiều lần, thậm chí thấy thích thú mà chưa biết tên…

Bản nhạc này xuất hiện trong đám cưới, trong phim (nhất là phim tình cảm Hàn Quốc), rồi trong hầu hết các tuyển tập dành cho những người mới đến với nhạc cổ điển... Đó là bản "Canon in D Major” của nhà soạn nhạc người Đức - Johann Pachelbel, được biết đến ở Việt Nam với tên gọi ngắn gọn và quen thuộc hơn là “Canon in D” hay “Canon”.



"Canon in D Major" được viết vào khoảng năm 1680, ban đầu soạn riêng cho violin và bass, nhưng hiện nay thì nó đã được chơi ở nhiều thể loại khác nhau, nào là guitar điện, rồi thể hiện chỉ qua thanh nhạc bằng phong cách accappella, cho đến trình diễn bằng các nhạc cụ dân gian Trung Quốc…vv… Dù chơi với nhạc cụ gì, phong cách nào, thì mỗi lần nghe “Canon”, chắc chắn bạn sẽ đều cảm thấy dễ chịu và thoải mái vô cùng.

“Canon” luôn đem đến cho người nghe cảm giác thư thái và nhẹ nhàng, như một dòng suối mát chảy róc rách giữa trưa hè nóng nực, hay thanh thản và tự do như vào buổi sớm mai, bạn chạy nhảy trên một thảo nguyên rộng lớn bao la, những lá cỏ mềm mại còn đang ướt sương đêm cọ nhồn nhột vào chân vậy.

"Canon" của Pachelbel đáp ứng đầy đủ những yếu tố mà một bản Canon cần phải có. Giai điệu chính của bản nhạc được lặp đi lặp lại (tổng cộng trong bản nhạc khoảng 30 lần). Nhưng khi giới thiệu “Canon”, tôi còn muốn nói đến tính phổ biến của bản nhạc này trong âm nhạc đại chúng nữa.

“Canon” có lẽ là bản nhạc được chơi lại theo các phong cách khác nhau nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Các nhạc sĩ có thể viết lại cho những thể loại nhạc cụ khác nhau, hoặc có thể dùng một phần giai điệu kết hợp vào trong tác phẩm của mình. Và thành công thu được cũng rất đáng khích lệ.

Các bạn trẻ thì hẳn sẽ bất ngờ khi chịu khó nghe lại một lần nữa “Graduation (Friends forever)” của Vitamin C, rồi ca khúc “Go West” thường vang lên trên những sân vận động bóng đá cũng đã dùng giai điệu của “Canon” làm chất xúc tác chính. Thế rồi trong bộ phim “Cô nàng ngổ ngáo” (“My sassy girl”) của Hàn Quốc, chúng ta cũng được đắm chìm vào giai điệu “Canon” trong vài trường đoạn rất lãng mạn và tình cảm, còn giai điệu “Canon” qua sự trình bày của George Winston cũng khiến cho nhiều bạn trẻ Việt Nam mê mệt.

Liệt kê ra những bản hoà âm lại của “Canon” thì không biết cần phải mất bao nhiêu thời gian! Vì vậy, tốt nhất là nên nhường chỗ cho âm nhạc, bởi nói gì thêm cũng không thể đầy đủ. Khi ngôn từ trở nên bất lực, thì đó là lúc âm nhạc lên tiếng. Một bản nhạc cổ điển tuyệt vời, dễ nghe cho mọi lứa tuổi, qua nhiều cách thể hiện khác nhau hẳn cũng là một điều thú vị đáng tìm hiểu, phải không bạn?

Post a Comment


Hiếu Dân said... November 17, 2008 at 3:00 AM

Được.
Tiếng đàn dây thường lôi cuốn mình hơn piano.
Cám ơn bạn!

Út Trỗi said... March 19, 2011 at 4:47 PM

Bạn nên trích dẫn nguồn của bài này Ở ĐÂY