Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » Cây vĩ cầm


Có thể có những người có cùng tâm trạng với tác giả trong bài hát. Có người chỉ nghe bởi thích giọng hát Thùy Chi hay giai điệu sâu lắng của Cây vĩ cầm nhưng đây là một bài hát đáng để nghe bởi nhiều lí do khác nhau.

Cây vĩ cầm lần đầu ngân nga trên sân khấu của BHV đã làm nức lòng trái tim của biết bao con người yêu nhạc. Trữ tình, đằm thắm và chứa chan cảm xúc… Cây vĩ cầm chính là ruột gan của tác giả trẻ Lê Yến Hoa. Xúc động và nghẹn ngào tâm trạng của nhân vật nữ chính trong bài hát có những đoạn thủ thỉ tâm tình lại có những đoạn cao trào như giằng xé nội tâm. Vui, buồn, nuối tiếc, mơ ước, nhớ thương… dường như mỗi cung bậc của cảm xúc đều được trải ra qua mỗi con chữ.


Đầu tiên đó là nỗi nhớ nhung. Một nỗi nhớ rất bình dị nhưng đau đến nhói lòng. Đó là nỗi nhớ về tiếng vĩ cầm của người cha.

Cây vĩ cầm, đã câm lặng từ lâu
Con còn nhớ khi chai sạn chưa hôn lên tay cha
Cây vĩ cầm, vẫn ngân nga hằng đêm

Với mỗi người trong số chúng ta những kỉ niệm trong quá khứ có thể gắn với những hình ảnh khác nhau. Có thể là những trò chơi cùng cô bạn hàng xóm hay những lần trốn học, những buổi chiều thả diều trên bờ đê, tiếng bà ru à ơi… Thế nhưng với nhân vật trong bài hát đó là tiếng vĩ cầm của người cha già bởi tiếng vĩ cầm “đã câm lặng từ lâu”.

Dường như khi con người ta mất đi một điều gì đó thì nó lại càng trở nên thiêng liêng và càng mong được một lần được sống lại cùng những hình ảnh của quá khứ. Và nhất là khi “Bay mãi vào một thời ấu thơ là cây vĩ cầm”. Ấu thơ con lớn lên trong tiếng vĩ cầm “vẫn ngân nga hằng đêm” của cha chính vì thế nó cũng giống như những lời mẹ ru. Bài hát được mở đầu như một lời kể, một tiếng nức nở của người con, một hoài niệm buồn về những hình ảnh của cha về những ngày đã qua không bao giờ trở lại.

Và rồi theo dòng cảm xúc ấy những hình ảnh trong quá khứ lại hiện về vẹn nguyên với hình ảnh của người cha với những vết chai sần trên tay cha để “cuốn bao dung vào tim con” với những tiếng vĩ cầm “Nồng nàn yêu thương chuông ngân lên cao vút”. Và rồi khi những cảm xúc ấy không còn có thể nén trong lòng thì nó đã trào ra đã vỡ òa trong tiếng nức nở, nghẹn ngào của con.

Nước mắt con rơi thánh thót như đàn năm xưa
Đôi tay thăng hoa gửi buồn theo năm tháng
Réo rắt du dương những âm vang ngày thanh xuân
Cung đàn con cất lên hồi sinh trái tim vĩ cầm.

Nỗi nhớ và những ám ảnh về tiếng vĩ cầm chính là điều mà con quyết định theo nghiệp cha. Sau bao năm tháng câm lặng cây vĩ cầm ấy đã cất lên bản đàn năm xưa mà con vẫn được nghe cha chơi. Thế nhưng người chơi đàn đã không còn là cha mà chính là cô con gái bé bỏng của cha. Con đã chơi bản đàn của ngày xưa bằng tất cả ruột gan của mình.

Khi những tiếng đàn đầu tiên run rẩy vang lên cũng là lúc “Nước mắt con rơi thánh thót như đàn năm xưa” và rồi những âm thanh réo rắt, du dương… ấy đã làm hồi sinh trái tim của cây vĩ cầm đã câm lặng. Niềm hạnh phúc ấy như được nhân lên gấp nhiều lần vì con không chỉ được nghe tiếng vĩ cầm quen thuộc mà chính con đã chơi lại bản đàn ấy với tất cả những tình cảm yêu thương mà cha đã dành tặng và nuôi dưỡng. Tiết tấu của ca từ trong đoạn này được đẩy lên cao trào như chính cảm xúc được tuôn trào ra. Bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu nhớ thương, bao nhiêu biết ơn… dường như đều được trải theo tiếng đàn.

Nhưng khi những tiếng đàn do chính con gái cha chơi cất lên cũng là lúc những kỉ niệm cũ ùa về. Cao trào được đẩy lên cao nhưng tiết tấu bài hát không quá nhanh. Đó là lòng biết ơn:

Vì con cha đã bán một nửa linh hồn cây vĩ cầm
Cha hằng dấu yêu
Vì con cha đã hoá cây bàng ra hoa ngồi xiêu vẹo
Hiên nhà ngóng trông.
Tiếng vĩ cầm du dương.

Cha đã hy sinh tất cả vì đứa con yêu dấu của mình. Cha đã chấp nhận “bán một nửa linh hồn cây vĩ cầm“ chỉ để vun đắp tiếp tình yêu vĩ cầm cha truyền sang cho con… Có sự hy sinh nào cao cả bằng sự hy sinh đó của cha và rồi chính cha là người mong ngóng đứa con gái khôn lớn trưởng thành với “tiếng vĩ cầm du dương”.

Và rồi khi hạnh phúc trong con được nhân lên con đã không phụ lòng cha thì cha đã vĩnh viễn ra đi “cây đàn chẳng thấy về đâu”. Cha đã không kịp nhìn thấy con gái nên người và chơi tiếp bản đàn mà cha đã chơi trong suốt những năm ấu thơ của con.

Niềm đau được nén lại vì trái tim cây vĩ cầm đã hồi sinh. Đó chính là những gì mà con muốn gửi đến cha. Con có thể tự hào vì tiếng vĩ cầm của mình chính là tiếng vĩ cầm ngày xưa cha đã dạy và trong tiếng đàn ấy chứa chất những yêu thương bao la của cha. Niềm nức nở có thể vỡ òa nhưng niềm đau mãi được giấu kín trong lòng.

Cung đàn con cất lên hồi sinh trái tim...vĩ cầm.


Cây vĩ cầm
Ca sĩ: Thùy Chi
Sáng tác: Lê Yến Hoa

Cây vĩ cầm, đã câm lặng từ lâu
Con còn nhớ khi chai sạn chưa hôn lên tay cha
Cây vĩ cầm, vẫn ngân nga hằng đêm
Bay mãi vào một thời ấu thơ là cây vĩ cầm.

Trời bao giông bão
Bao tháng năm kiếp người vẫn còn với cha
Cây vĩ cầm.

Bao năm tim cha cuốn bao dung vào tim con
Nồng nàn yêu thương chuông ngân lên cao vút
Đã lớn theo con những vết chai sần tay cha
Tâm hồn cha cháy lên bừng trong mắt con hy vọng.

Nước mắt con rơi thánh thót như đán năm xưa
Đôi tay thăng hoa gửi buồn theo năm tháng
Réo rắc du dương những âm vang ngày thanh xuân
Cung đàn con cất lên hồi sinh trái tim vĩ cầm.

Vì con cha đã bán một nửa linh hồn cây vĩ cầm
Cha hằng dấu yêu
Vì con cha đã hoá cây bàng ra hoa ngồi xiêu vẹo
Hiên nhà ngóng trông.

Tiếng vĩ cầm du dương
Mùa xuân trôi đi thu sang cuối hạ
Cây bàng rụng lá mùa đông
Thời gian cừ trôi cha tôi cừ già
Cây đàn chẳng thấy về đâu.

Cung đàn con cất lên hồi sinh trái tim...vĩ cầm.
.........................

Post a Comment