Top Ads

Quảng cáo (728 x 90)
» » Mariage d'amour


Ở Việt Nam, có lẽ Richard Clayderman là nghệ sĩ piano được người hâm mộ biết đến nhiều nhất. Nhạc của Clayderman hiền, du dương dễ được người nghe đồng cảm. Có lẽ ai cũng tìm thấy cho riêng mình một không gian cảm thụ khi nghe nhạc của anh.

Các nhà phê bình xếp nhạc của R. Clayderman khuynh hướng tân cổ điển - neoclassical. Nếu nhìn vào danh mục tác phẩm của R. CLayderman ta sẽ thấy nghệ sĩ này đã cố gắng cổ điển hóa nhiều tác phẩm poprock đồng thời cũng hiện đại hóa nhiều trích đoạn nhạc cổ điển để thu ngắn con đường cảm nhận. R. Clayderman nói: "Nhạc của tôi được mở trong thang máy khách sạn, siêu thị, phòng đợi máy bay, ga xe lửa... Nhiều người đã trở nên thoải mái sau một ngày làm việc và giảm căng thẳng khi vừa nghe nhạc của tôi vừa làm bếp, tưới cây. Tôi có thể trình diễn một trích đoạn hòa tấu cổ điển tại sân vận động và người nghe không cần vận comle trịnh trọng như vẫn thường mặc để đến nhà hát. Ðiều đó thật tuyệt vời!"


Richard Clayderman sinh ngày 28-12-1953 tại Paris, tên thật là Philipe Pages. Cha của anh là một thầy dạy đàn piano, ông là người phát hiện ra khả năng âm nhạc và có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển tài năng của anh. 12 tuổi, Richard Clayderman được tuyển vào Nhạc viện Paris, 16 tuổi đoạt giải nhất trong một cuộc thi piano quốc gia. Tốt nghiệp nhạc viện, thay vì theo đuổi sự nghiệp như nhiều nghệ sĩ piano cổ điển, anh lại đứng ra lập một ban nhạc rock và đi làm... nhân viên kế toán ngân hàng, thỉnh thoảng lại kiếm thêm bằng đệm đàn cho một số nghệ sĩ hàng đầu ở Pháp. Phải đến 7 năm sau sự nghiệp biểu diễn của anh mới thực sự có bước ngoặc đầu tiên với sự kiện anh được công ty ghi âm Delphine (Pháp) đề nghị thử việc. Bản ballad êm dịu Ballade pour Adeline của Paul de Senneville được công ty ghi âm đánh giá rất cao ngay trong lần ghi đầu tiên. Tuy nhiên, các chuyên gia tiếp thị của Delphine e rằng nghệ danh Philippe Pages vừa không có ấn tượng vừa dễ bị phát âm nhầm khi xuất hiện ở thị trường nước ngoài nên đã đề nghị anh đổi tên. Ðó là lý do vì sao Philippe Pages đã trở thành Richard Clayderman. (R. Clayderman là tên của một người bà mà anh yêu quý, gốc gác là người Thụy Ðiển. Ðây cũng là lý do giải thích vì sao nom anh khá giống với dân Bắc Âu). Thế nhưng R. Clayderman vẫn không thuần túy là một nghệ sĩ trình diễn piano cổ điển hay là một pianist hiện đại. Clayderman hầu như không sáng tác, anh thường chơi lại (cover) những tác phẩm của nhạc cổ điển (Hungarian dance No 6 của J. Brahms, Bohemian melody của F. Liszt, Ave Maria của Schubert...) hoặc trình tấu những ca khúc poprock đã được viết lại cho piano và dàn nhạc (Every thing I do it for you của Bryan Adams, Yesterday của Beatles, It's hard to say goodbye của Anka & White Spiro, Unbreak my heart của Warren (ca khúc được Tony Braxton biểu diễn)... Cùng một sáng tác nhưng khi cover lại, tác phẩm do R. Clayderman trình tấu thường đơn giản hơn. Nếu đó là một concerto hoặc symphony, Clayderman thường chỉ chơi lại một đoạn nào đó hấp dẫn nhưng đơn giản, hoặc ông sẽ giản lược bớt nó đi để công chúng dễ tiếp thu. Thậm chí với cả những tình khúc cổ điển (romance) tương đối ngắn cũng bị chi phối bởi quan điểm trình tấu này (For Elise của Beethoven, Serenade của F. Schuber). Và điều tương tự cũng diễn ra với những ca khúc poprock. Nghe No matter what (Steinman&Webber) hoặc I'll always love you (Parton) sẽ thấy R. Clayderman đã làm mềm mại những hợp âm bùng nổ đặc trưng của pop rock khá nhiều. Lượng đĩa CD trong đó R.Clayderman trình tấu cùng với dàn nhạc trên thị trường thường xuất hiện nhiều nhưng nếu tìm nghe những album độc tấu (piano solo) sẽ thấy khi chỉ còn một mình sức quyến rũ của âm nhạc của Clayderman dường như còn mạnh mẽ hơn.

Nhiều em bé chào đời trong tiếng nhạc của Richard Clayderman, và tại nhiều bệnh viên tâm thần ở nước ta, các bác sĩ đã sử dụng âm nhạc của ông như một liệu pháp tâm lý hiệu quả...Với hơn 70 triệu CD nhạc hòa tấu được phát hành trong đó có 63 đĩa bạch kim và 263 đĩa vàng, Richard Clayderman là một trong những pianist có nhiều người hâm mộ nhất thế giới.

Bản instrument này mình thích nhất đấy!

Post a Comment


Unknown said... June 16, 2011 at 1:31 AM

Bản này và bản Endless Love là các bản Instrusmental mình thích nghe nhất